Các cuộc họp và ghé thăm của Chương trình Lúa Gạo Rikolto Quốc tế - năm 2018

Các cuộc họp và ghé thăm của Chương trình Lúa Gạo Rikolto Quốc tế - năm 2018

25/03/2019

Chương trình Lúa Gạo Quốc tế hoạt động trong chuỗi giá trị gạo tại 9 quốc gia: Indonesia, Senegal, Tazania, Uganda, Cộng hòa Dân chủ Congo, Benin, Burkina Faso, Mali và Việt Nam. Cán bộ Chương trình gạo của Rikolto trong 9 quốc gia gặp gỡ nhau nội bộ trong Chương trinh để khuyến khích việc trao đổi kinh nghiệm và giám sát giữa các khu vực, và để tìm kiếm sự trao đổi kiến thức giữa các đối tác và các khu vực gạo khác.

Vào tháng 10 năm 2018, Chương trình Lúa gạo của chúng tôi đã gặp nhau tại Hội nghị Lúa gạo Quốc tế lần thứ 5 tại Singapore, cũng như thực hiện các chuyến tham quan đến đồng bằng sông Cửu Long, chia sẻ những hiểu biết và kế hoạch hoạt động trong chương trình chiến lược gạo.

Hội nghị Lúa gạo Quốc tế lần thứ 5 tại Singapore tập hợp gần 1000 đại diện từ nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Nó đánh dấu sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu, thị trường, thương mại, công nghiệp 4.0, quan hệ chính trị, hệ sinh thái, và biến đổi khí hậu.

Công nghiệp 4.0 là tên gọi được đặt cho xu hướng hiện tại của tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Ngành công nghiệp 4.0 được coi là đang ảnh hưởng sâu sắc đến lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó bao hàm sự biến đổi của cơ sở hạ tầng sản xuất: các trang trại được kết nối, thiết bị sản xuất mới, máy kéo và máy móc được kết nối với nhau. Cả việc tăng năng suất và chất lượng, và việc bảo vệ môi trường đều được tạo điều kiện. Nhưng nó cũng tạo ra những thay đổi trong chuỗi giá trị và mô hình kinh doanh với sự chú trọng hơn về việc thu thập, phân tích và trao đổi kiến thức.

Cân nhắc những sự chuyển biến đó, sự phát triển của lúa gạo bền vững là không thể tránh khỏi và thiết yếu. Nó đòi hỏi cái nhìn khác về sự phát triển từ quan điểm của hệ thống thực phẩm, và một cách tiếp cận đa chiều. Nó không chỉ đơn giản bao hàm sự thay đổi công nghệ, mà còn là thay đổi về khía cạnh xã hội và thể chế.

Thái Thị Minh Rikolto tại Việt Nam - Giáo đốc khu vực – Điều phối viên chương trình gạo

Là một phần trong nội dung chia sẻ từ phía Rikolto tại Hội nghị, chuỗi giá trị gạo được nhấn mạnh là cần phải phát huy vai trò của nó nhiều hơn, dựa trên các mối quan hệ kinh doanh bao trùm giữa các tổ chức sản xuất, nhà chế biến và thương buôn. Những đặc tính này được thể hiện ở việc rủi ro và lợi nhuận phải được phân bố công bằng, và chi phí giao dịch nên được giảm thiểu. Chia sẻ này đã nhận được phản hồi tích cực và sự chú ý trong thời gian Hội nghị như là phương pháp duy nhất mà cũng góp phần xây dựng chuỗi giá trị bền vững. Bên cạnh đó, một trong những chiến lược hành động mà Rikolto đang làm là đầu tư nỗ lực hơn nữa trong việc thúc đẩy quan hệ đối tác đa phương, thúc đẩy sự tham gia của các cơ quan công cộng với thành phần tư nhân ví dụ như các công ty thương mại/ sản xuất lớn trong ngành công nghiệp gạo.

Trong cuộc họp vào tháng 10, Chương trình cũng có chuyến tham quan các vùng trồng gạo ở đồng bằng sông Cửu Long, gặp gỡ Hội Nông Dân An Giang, cùng nhau đến thăm quan mô hình canh tác lúa – cá / là mô hình giúp khắc phục vấn đề thâm canh 3 vụ mỗi năm, thảo luận với Sở NN & PTNT Đồng Tháp về việc nhân rộng mô hình Sản Xuất Lúa Gạo Theo Tiêu Chuẩn Bền Vững, và tìm hiểu cơ hội cộng tác tiềm năng với các công ty tư nhân như là FarGreen và VinaCam.

Chương trình nghị sự cũng chỉ ra các bài học then chốt cần được đào sâu hơn, trong đó có vấn đề tăng cường sự tham gia của những người trẻ tuổi và nữ nông dân trong ngành công nghiệp lúa gạo, gạo đạt chất lượng tốt hơn, phát thải khí nhà kính và quản lý rơm trong kỹ thuật canh tác.

Với nỗ lực chung của tất cả nhóm thành viên của Chương trình Lúa Gạo Rikolto Quốc tế, được phát triển bởi Vụ Hợp tác Phát triển Bỉ trong chương trình gạo 5 năm, hy vọng rằng các thực hành trồng lúc gạo theo Tiêu Chuẩn Sản Xuất Lúa Gạo Bền Vững SRP nhằm đạt được chuỗi giá trị gạo bền vững có thể được tăng cường và mở rộng quy mô hơn.